Bùi Quang Tiến: Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005–2015 ở Việt Nam
Tình cờ google ra những bài tranh cãi về luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Bùi Quang Tiến. Nhiều người cho rằng đề tài “Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005–2015 ở Việt Nam” chưa “xứng đáng” với một luận án tiến sĩ. Thậm chí có người cho rằng nó còn tầm phào và không ứng dụng thực tế. Sau khi đọc xong luận án này, tôi hoàn toàn ủng hộ đề tài này của Bùi Quang Tiến.
Trong nước nghệ thuật chữ vẫn chưa được đánh giá cao nhưng ngoài nước đây là một đề tài nghiêm nghị đã được nghiên cứu từ 500 năm trước cho đến nay. Bùi Quang Tiến nhận ra đều này:
Ở Việt Nam, vai trò của NTC [Nghệ thuật chữ] chưa được văn bản chính thức nào ghi nhận vì vậy nó chưa xác lập được vị trí cho mình như các bộ môn nghệ thuật khác. Tuy nhiên trên thực tế, NTC đã xuất hiện từ khá sớm trong tiến trình lịch sử mỹ thuật của dân tộc. Cho đến nay nó vẫn đóng vai trò như một yếu tố không thể tách rời đối với một số lĩnh vực nghệ thuật đặc thù gắn liền với các công trình kiến trúc, nội thất (chữ trên các hoành phi, câu đối, trên cổng chùa, đình làng, cổng chào, lăng tẩm, văn bia, cột trụ…), thậm chí các kiểu dáng chữ Đinh, chữ Công hay nội Công ngoại Quốc đã được lấy làm cảm hứng cho kiến trúc mặt bằng của một số ngôi chùa xây trong thời kỳ phong kiến.
Phần mở đầu và chương một của luận án có nhiều nghiên cứu về lịch sữ Nghệ thuật chữ bổ ích nhất là cho những ai học về ngành thiết kế đồ hoạ, trang web, hoặc chữ. (Chúng ta cần nhiều nhân tài về ngành thiết kế chữ.) Phải chi tôi đọc được bài luận án này khi làm bài luận án của tôi về Vietnamese Typography: Nghệ thuật chữ Quốc Ngữ để được tham khảo những nghiên cứu ở trong nước. Nhưng tôi sẽ tìm đọc những quyển sách mà Bùi Quang Tiến đã đề cập đến trong chương một:
- Tìm hiểu dáng chữ in gốc La-tinh: Chữ nét trơn (Tập 1, 1970) Nguyễn Viết Châu
- Tìm hiểu dáng chữ in gốc La-tinh: Chữ có nét chân (Tập 2, 1974) Nguyễn Viết Châu
- Nghệ thuật chữ trang trí và quảng cáo (1992) Hồ Xuân Hạnh
- Kỹ thuật chữ (1996) Nguyễn Ngọc Sơn
- Đại cương về kỹ thuật in (2008) Huỳnh Trà Ngộ
- Văn minh vật chất của người Việt (2011) Phan Cẩm Thượng
- Thiết kế logo, nhãn hiệu, bảng hiệu theo tập quán Việt Nam và phương Đông (1998) Tố Nguyên
- Nghệ thuật Đồ họa bao bì (2016) Nguyễn Thị Hợp
Trong chương hai, Bùi Quang Tiến chia sẽ phần nhận diện của nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015. Bùi Quang Tiến viết:
Trong lĩnh vực thiết kế chữ, nét được chia làm hai loại. Nét chính và nét phụ. Nét chính là nét quan trọng làm nên hình dạng của ký tự. Nét phụ là nét viết thêm vào nét chính hoặc nối liền nét chính với nhau để chữ có được sự hài hòa, cân đối về tạo hình thị giác. Người ta thường biến nét phụ trở thành các nét có tính trang trí để làm cho chữ đẹp hơn.
Những ví dụ Bùi Quang Tiến đưa ra và luôn cả những quyển sách Việt tôi đã từng thấy, đa số là thiết kế bởi những hoạ sĩ. Cách trình bày đó vẫn đẹp và sang trọng nhưng nó thuột về vẽ chữ (lettering) chứ không hẳn là Nghệ thuật chữ (typography). Tôi không phủ nhận sự việc quang trọng của bìa sách nhưng nó chỉ là một phần nhỏ trong công trình thiết kế sách. Phải chi Bùi Quang Tiến nghiên cứu sâu thêm về phần thiết kế của sách. Theo tôi, chữ ở trong sách của tác giả mới quang trọng nhất. Người đọc sẽ bỏ ra rất nhiều thời gian với quyển sách cho nên người thiết kế cần phải tôn trọng người đọc. Người thiết kế phải dùng mẫu chữ nào và biết những chi tiết cặn kẽ của từng nét chữ để giúp người đọc dễ dàng và thoải mái. Dạo này tôi thường đọc sách tiếng Việt và đã nhận ra một vài chi tiết trình bài không đúng lắm. Tuy nhiên bài luận án này nên được tôn trọng và chúng ta cần nhiều bài luận án khác trong tương lai để Nghệ thuật chữ Việt Nam ngày càng phát triển hơn.