Lệ Quyên – Vùng Tóc Nhớ
Ngoài giọng hát nồng nàn chín muồi, Lệ Quyên không đem đến cho người yêu nhạc Vũ Thành An nét mới mẻ hay riêng biệt của mình qua những ca khúc “Không Tên.” Có lẽ bởi vì áp lực từ người nhạc sĩ đã yêu cầu cô phải hát chính xác từng giai điệu và lời ca nên cô trình bài những nhạc phẩm như một cái máy photocopy. Luôn cả lối hòa âm của Vĩnh Tâm, Minh Quân, và Minh Hoàng cũng bị hạn chế đi rất nhiều.
Về những ca từ tự tay nhạc sĩ Vũ Thành An chỉnh sửa lại thì là sự vinh hạnh cho Lệ Quyên. Riêng “Bài Không Tên Cuối Cùng” tôi thấy có một mâu thuẩn nhỏ nhưng rất quang trọng. Trong phần điệp khúc của bài có câu: “Này em hỡi / Con đường em đi đó / Con đường em theo đó / Sẽ đưa em sang đâu? Mưa bên chồng, có làm em khóc, có làm em nhớ / Những khi tình còn nồng.” Lời mà nhiều ca sĩ đã hát và người nhạc sĩ cho là sai là: “Những khi mình mặn nồng.” Tôi không biết rỏ ai đã sửa lại lời hát hay Vũ Thành An đã tự đổi lại để tránh né cái ám chỉ trong câu đó.
Theo vốn liếng nông cạn tiếng Việt của tôi, “những khi tình còn nồng” thì chỉ là lúc hai người còn yêu nhau tình cảm dành cho nhau còn nồng. Còn “những khi mình mặn nồng” không đơn giản là chỉ tâm hồn mà luôn cả thể xác. Có lẻ anh muốn gửi gấm lại cho người tình củ của mình những gì đã xẫy ra giữa hai người và chỉ có hai người biết. Mưa bên chồng có làm em nhớ đến những cơn mưa mình mặn nồng đấm đuối bên nhau?
Đây chỉ là sự suy đoán riêng của tôi nhưng khi nhạc sĩ Vũ Thành An phải sửa lại hết toàn bộ lời cho “Bài Không Tên Cuối Cùng” thì tôi thấy sự suy nghỉ đó không phải không đúng. Theo như nhạc sĩ cho biết ông không muốn người tình củ và chồng của cô phải đau buồn về lời lẻ của ông đã viết lúc còn trẻ, thất tình và nóng nảy. Nếu như chỉ đơn giản “những khi tình còn nồng” thì đâu có gì quá lớn lao phải khiến ông sửa lời hết cả bài. Ai mà không có những lúc tâm hồn yêu nồng nàn? Nhưng “những khi mình mặn nồng” thì khác nhiều. Và ông phải sủa lại rằng: “Này em hỡi / Con đường em đi đó / Con đường em theo đó / Đúng đấy em ơi / Nếu chúng mình có thành đôI lứa / Chắc gì ta đã thoát ra đời khổ đau.”